Người đồng bào Mơ Nâm là một nhánh của dân tộc Xê Đăng ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh KonTum.
Đến đây, chúng ta như lạc vào một thế giới mới lạ với những nét văn hóa độc đáo: từ nếp ăn, nếp ở, tập tục, ẩm thực dường như đều khác lạ… Chính điều đó đã làm nên những nét riêng và níu chân du khách ở các vùng miền.

Về Măng Đen nghe đồng bào Mơ Nâm thổi Tà Vẩu
Khác với nhịp điệu cồng chiêng của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên, người Mơ Nâm ở Kon Plông có cách đánh và hòa âm cồng chiêng rất độc đáo, được phối với loại nhạc cụ truyền thống mà bà con nơi đây gọi là Tà Vẩu. Với người Mơ Nâm, ở những lễ hội vui nhộn, nếu có cồng chiêng mà không có Tà Vẩu thì không khác gì chế biến món ăn mà thiếu đi gia vị.

Một lần về làng Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tôi được tận mắt xem và nghe “bản hòa tấu” vui nhộn giữa cồng chiêng cùng Tà Vẩu và một số nhạc cụ truyền thống của người Mơ Nâm nơi đây như trống, bộ khung. Điều ngạc nhiên nhất đó là nhìn bề ngoài tuy Tà Vẩu là một ống thổi rất nhỏ nhưng khi phát ra âm thanh, quyện lại cùng với âm thanh của cồng chiêng thì tạo nên sự ngân vang, réo rắt, rất vui nhộn.
Già A Lễ – một trong số ít nghệ nhân còn lại ở làng Kon Chênh biết chế tác và thổi Tà Vẩu hay nhất làng cho biết: Tà Vẩu được làm bằng cây nứa. Muốn chế tác nhạc cụ này, người Mơ Nâm phải lên rừng tìm cây nứa già, vì nếu chọn nứa non khi thổi sẽ không phát ra âm thanh hoặc âm thanh sẽ không ngân vang.
Độc đáo nét văn hóa của người đồng bào Mơ Nâm
Người đồng bào Mơ Nâm chủ yếu cư trú tại huyện miền núi Măng Đen. Tập tục văn hóa, ẩm thực khác lạ so với các dân tộc bản địa đã làm nên những nét riêng của người Mơ Nâm.

Mặc dù du lịch chưa phải là thế mạnh của huyện Kon Plong nhưng những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Mơ-nâm là một trong những điểm thu hút du khách trong hành trình khám phá Măng Đen.
A In – già làng Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plong) đã sống gần hết cuộc đời tại làng Kon Chênh. Già làng A In say sưa nói về những nét văn hóa đặc trưng của người Mơ-nâm. Đầu tiên là nhà lúa. Cấu trúc nhà lúa của người Mơ Nâm tương tự như mái nhà sàn, chỉ có điều được thu nhỏ lại để đựng vừa những bao lúa mới gặt, thực phẩm dự trữ hay hạt giống chờ đến mùa vụ sau.
Mắm Giố đặc sản ẩm thực đồng bào Mơ Nâm
Mắm Giố là đặc sản ẩm thực của người Mơ Nâm. Mắm Giố của người Mơ-nâm giống món mắm chua của người Kinh; được làm chủ yếu từ thịt lợn hoặc thịt trâu, có khi là cua, cá và cơm.
Thịt tươi được thái nhỏ miếng vừa ăn, nếu là cua, cá cũng đem rửa sạch, để ráo nước. Nấu chín gạo rẫy, đem trải đều lên nia, đến khi cơm gần nguội thì cho thịt hoặc cá, cua vào trộn đều, không cho thêm bất kì gia vị gì. Sau đó, cho hỗn hợp này vào ghè, bọc kỹ lại bằng lá chuối hay bằng bao ni-lông.
Nếu Mắm Giố được làm từ thịt trâu, lợn thì khoảng 1 tháng mới lấy ra ăn được, còn nếu làm từ cá suối thì khoảng nửa tháng, làm từ cua thì khoảng 1 tuần. Mắm Giố làm đúng phải có mùi chua của gạo lên men, mùi của thịt, cá ủ lâu ngày. Khi ăn, Mắm Giố được nấu chín lại để ăn chung với cơm, cũng có thể nấu canh chung với rau rừng, rau lang, rau dớn…

Tổng hợp bởi: Yêu Măng Đen.
Your page rank:
Cưng quá
bạn ơi cho mình hỏi thăm : các ngày lễ này thường được tổ chức vào tháng mấy và ở khu vực nào vậy ạ
Hạnh Lê khi nào có lễ hội thì rủ em lên chơi nờ
Người đồng bào ở Mđ rất có nét, và hiền
Samuel Mac